Skip to main content
SỰ KIỆN MỚI TỪ MAKEYOURASIA

Tin tức

Tìm nguồn cung ứng trong thời kỳ Covid: Thử thách và Giải pháp

Mời bạn đọc bài viết của Łukasz Kozłowski, Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của MakeYourAsia, bàn về những triển vọng về việc tìm nguồn cung ứng ở ASEAN giữa đại dịch COVID.

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra đã thay đổi hoàn toàn các hoạt động và phương thức kinh doanh trên toàn thế giới. Thêm nữa là những rào cản biên giới đã được đặt ra, nhiều hạn chế xuất hiện trong nhiều khu vực, quốc gia, song song với các nỗ lực ngăn chặn đại dịch của các địa phương.

Các quốc gia Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ. Những động thái đầu tiên ở khu vực này chính là đóng cửa biên giới, ngăn chặn tối ưu lưu lượng giao thông quốc tế. Tính tới thời điểm hiện tại, khu vực này vẫn chưa mở cửa trở lại.

Thêm vào đó, các lệnh phong tỏa tại các địa phương đã làm giảm đáng kể sản lượng sản xuất của các nhà máy, cũng như giảm năng suất của các cảng hàng hóa và sân bay. Do đó, danh sách số hàng chờ đợi để được giao, cả đường hàng không và đường biển, đã tăng lên rất nhiều, kéo theo giá vận chuyển tăng mạnh. Tất cả những yếu tố này khiến việc tìm nguồn cung ứng từ châu Á trở thành một thách thức lớn cho năm 2021. Tình hình thị trường thế giới đòi hỏi sự đổi mới và áp dụng các giải pháp mới, cũng như cân nhắc lại những văn hóa kinh doanh đã lỗi thời. Điều này được thể hiện rất rõ từ quan điểm của các doanh nghiệp như MakeYourAsia – một cố vấn cho nhiều công ty Ba Lan và các công ty CEEC hoạt động tại Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam.

Lockdown w Ho Chi Minch City (dawny Sajgon)

Hiện nay, thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp chính là giá tăng mạnh trong vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và châu Âu. Thêm vào đó là những khó khăn từ việc không thể di chuyển, khiến cho các đại diện từ các công ty khó có thể kết nối trực tiếp và xây dựng các mối quan hệ bền vững với các đối tác tại Đông Nam Á.

Chỉ cần nhìn lướt qua lịch sử giá vận chuyển hàng hóa trong hai năm qua có thể cho ta biết chi phí đã tăng nhanh như thế nào, từ mức trung bình khoảng $1000 cho mỗi container, lên tới hơn $10 000 vào tháng 8 năm 2021.

Việc tăng giá đáng báo động này, kết hợp với sự chậm trễ trong việc cung cấp và vận chuyển container gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc CEEC. Để bù đắp cho những trở ngại này, họ phải giảm tỷ suất lợi nhuận hoặc tăng giá sản phẩm và điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh của họ. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp buộc phải ngưng nhập khẩu các sản phẩm đến từ Việt Nam hoặc dời khâu sản xuất đến châu Âu hay các khu vực gần hơn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy một xu hướng mới nổi lên gần đây từ những doanh nghiệp đã từng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Rất nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển cao, cũng như là thiếu nhà cung cấp, đã bắt đầu tìm kiếm các địa điểm thay thế để duy trì vận hành, chẳng hạn như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Nhờ vào Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), việc di dời quá trình sản xuất về đây khá hấp dẫn, và rất tiềm năng. Đồng thời, các phương thức vận chuyển hàng hóa mới cũng đang được thiết kế và thử nghiệm, ví dụ như là tuyến vận tải đường sắt giữa Việt Nam và châu Âu xuyên qua Trung Quốc. Tuy nhiên, thật không may là năng suất của phương thức này còn khá thấp để trở thành một lựa chọn thay thế cho vận tải hàng hải. Vì những lý do này, số lượng những mặt hàng Việt Nam cơ bản nhất được xuất sang thị trường châu Âu sẽ giảm và khiến giá của chúng sẽ tiếp tục tăng.

Lockdown w Ho Chi Minch City (dawny Sajgon)

Trong khi đó, một trở ngại khác của đại dịch COVID-19 là việc đóng cửa biên giới của các nước Đông Nam Á, không chỉ cho khách du lịch mà còn cho những chuyến công tác. Từ tháng 3 năm 2020, mỗi cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam phải cần một thư mời hợp pháp bởi một tổ chức và phải trải qua hai tuần cách ly. Quy định này đã ngăn hầu hết tất cả các lưu lượng khách doanh nghiệp giữa CEE và Việt Nam. Các quốc gia khác trong khu vực cũng gặp trường hợp tương tự với các quy định và biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đối với du khách nước ngoài.

Lưu lượng khách công tác, vốn dĩ tăng đều trong những năm gần đây nhờ các phái đoàn thương mại, hiện đã hoàn toàn dừng lại. Tất cả các hoạt động kinh doanh thiết yếu với các doanh nghiệp Ba Lan và CEE, như các cuộc họp thường niên, tìm kiếm nhà cung cấp thích hợp, các chuyến thăm nhà máy sản xuất, đều không thể thực hiện được. Cách giao tiếp duy nhất chỉ có thể là họp mặt trực tuyến, nhưng rõ ràng có thể thấy trong năm vừa qua, những sự kiện như vậy không hiệu quả và những vấn đề như rào cản văn hóa và ngôn ngữ thậm chí còn trở nên khó vượt qua hơn.

Một trong những giá trị quan trọng nhất trong văn hóa kinh doanh Đông Nam Á là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa các đối tác kinh doanh. Nó được thể hiện ở việc thường xuyên gặp gỡ, cả ở những cuộc họp trang trọng – tại phòng họp của các công ty, cũng như những cuộc gặp mặt ngoài công ty, dùng bữa trưa hoặc tối. Trong những cuộc họp như vậy, mọi người tránh nói về công việc, thay vào đó, họ kể những câu chuyện từ cuộc sống gia đình của họ, chia sẻ kinh nghiệm du lịch và thảo luận về giải trí, như nên chơi môn thể thao nào, nên tham gia câu lạc bộ nào, hoặc thảo luận về bất kỳ đội bóng nào. Niềm tin vào các mối quan hệ kinh doanh, sự bền bỉ và khả năng chống chịu của họ đối với các tình huống quan trọng được xây dựng ở Đông Nam Á theo cách này. Tuy nhiên, điều này cần phải dựa trên việc biết những người đứng sau doanh nghiệp, những mối quan hệ cá nhân cực kỳ quan trọng.

Điều này rất khó đạt được vào thời điểm mà các cuộc gặp đều diễn ra trực tuyến thay vì gặp mặt trực tiếp. Các cuộc gặp trực tuyến không tạo cơ hội tiếp xúc thân mật với người khác, không có cơ hội làm quen cũng như "cảm nhận" tính cách, phong cách làm việc và định hướng của họ - một yếu tố quan trọng khác của văn hóa kinh doanh ở Đông Nam Á.

Do đó, các nhà sản xuất, thương nhân và đại lý tìm nguồn cung ứng đang bắt đầu khắc phục những hạn chế này bằng cách tìm kiếm các đối tác địa phương hoặc hợp tác với Phòng Thương mại, các tổ chức chính phủ, những người có thể hỗ trợ họ bằng cách đại diện cho lợi ích của họ tại chỗ - ở mỗi quốc gia Đông Nam Á. Các đối tác địa phương như vậy có thể xây dựng một hình ảnh tích cực của một công ty trong các cuộc họp và đàm phán chính thức và không chính thức, đồng thời giám sát các hoạt động sản xuất, tìm nguồn cung ứng phù hợp, cũng như chăm sóc các thủ tục liên quan.

Từ các vấn đề được đề cập ở trên, có thể tạm kết luận rằng hoạt động nguồn cung ứng và kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á sẽ là hai thành tố ít liên quan đến nhau. Một mặt, trước mắt một số quốc gia trong khu vực sẽ tiến hành loại bỏ những rào cản với việc đi công tác, cụ thể là điều kiện 2 tuần cách ly, ưu tiên áp dụng với các nhà đầu tư tiềm năng. Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp để chuẩn bị cho bước này - bằng cách thực hiện một chương trình tiêm chủng mở rộng, nhằm mục đích tiêm chủng cho 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành bằng cách giới thiệu “thẻ tiêm chủng” có mã màu – tương ứng với các đặc quyền khác nhau. Đồng thời, Việt Nam đang có kế hoạch bắt đầu chấp nhận hộ chiếu tiêm chủng của người nước ngoài để rút ngắn hoặc thậm chí loại bỏ tất cả các biện pháp kiểm dịch khi họ tới đây. Chính sách kiểm dịch hiện tại đã giảm xuống mức 7 ngày đối với hạng chuyên viên với điều kiện đã được tiêm chủng, và đã có xác nhận giấy mời từ đối tác của nước sở tại.

Lockdown w Ho Chi Minch City (dawny Sajgon)

Xu hướng thứ hai trong thời gian tới sẽ là sự chuyển đổi phương thức hoạt động của các công ty sản xuất và tìm nguồn cung ứng ở khu vực Đông Nam Á. Số đông trong đó sẽ thuê các doanh nghiệp địa phương làm đại diện. Xét trên thực tế dễ hiểu là quyền tự do đi lại trong khu vực ASEAN sẽ được ưu tiên dành cho công dân sở tại, làm việc thông qua các đại lý địa phương chắc chắn sẽ trở thành một cách thông dụng. Các doanh nghiệp sẽ giảm độ trì hoãn khi giao tiếp với khách hàng, cũng như chi phí vận hành bị tiêu tốn bởi các chuyến bay quốc tế tốn kém, kiểm dịch tại khách sạn, và một rủi ro mà người đại diện của các công ty phải đối mặt trong năm qua - đột ngột bị kẹt lại ở một quốc gia áp dụng lệnh giới nghiêm.

Nhiều công ty phương Tây đã bắt đầu lên kế hoạch cẩn thận cho từng bước hoạt động kinh doanh của họ ở Đông Nam Á. Do đó, để thu hút kinh doanh trong khu vực, có thể cần phải kết hợp tất cả các giải pháp ở trên. Việc cắt giảm hoặc dỡ bỏ các chế tài kiểm dịch sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng trực tiếp đi tới thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực, tìm kiếm các sản phẩm chế biến sẵn, hàng bán thành phẩm và cả nguyên liệu thô. Một lần nữa, sự hiện diện trực tiếp trong các cuộc đàm phán sơ bộ sẽ cho phép các đối tác địa phương hiểu rõ hơn về họ, trước khi nhận bàn giao dự án cụ thể. Bằng cách này, cả bên nhà đầu tư và đại lý sẽ có được cảm giác chắc chắn để ra quyết định, đồng thời giảm thiểu chi phí lẫn rủi ro cho họ.

Lockdown w Ho Chi Minch City (dawny Sajgon)

Trên đây là những xu hướng có thể xảy ra hiện nay trong vấn đề chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy, bài học hai năm qua đã cho thấy rằng tình hình trong khu vực có thể đột ngột thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn. Tất nhiên, dù có chuyện gì xảy ra, thì có một điều chắc chắn - các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ nỗ lực kiểm soát tình thế sớm nhất có thể, cũng như ban hành luật, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, xuất nhập khẩu. Đó cũng chính là nguyện vọng của chúng tôi.

Bài báo đã được xuất bản trên trang web của CEEC: liên kết đến bài gốc.